Liên hệ đặt lịch Contact Us Đặt lịch ngay!

Hướng Dẫn Chi Tiết Vệ Sinh Sàn Gỗ Đúng Cách | Vệ Sinh Vàng

Vệ Sinh Vàng sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các bước vệ sinh sàn gỗ cũng như những lưu ý quan trọng khi làm sạch trong bài viết này!

Sàn gỗ là một trong những loại vật liệu được yêu thích nhất trong trang trí nội thất nhờ vào vẻ đẹp sang trọng và độ bền cao. Tuy nhiên, việc bảo quản và vệ sinh sàn gỗ đúng cách là yếu tố quan trọng để giữ cho sàn nhà luôn đẹp và bền lâu. Trong bài viết này, Vệ Sinh Vàng sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các bước vệ sinh sàn gỗ cũng như những lưu ý quan trọng khi làm sạch.

Vệ Sinh Sàn Gỗ

Có những loại sàn gỗ nào, phân loại sàn gỗ chuẩn

Dựa theo chất liệu để sản xuất ra sản phẩm, người ta có thể phân loại sàn gỗ ra nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có ưu, nhược điểm, giá thành tương xứng. Theo đó, dựa trên nhu cầu sử dụng của từng người, yếu tố địa hình, khí hậu … mà đưa ra lựa chọn sao cho phù hợp.

Sàn gỗ tự nhiên

Sàn gỗ tự nhiên được sản xuất trực tiếp từ các loại cây lấy gỗ mà con người khai thác trực tiếp từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó tiến hành gia công, xử lý để tạo ra những tấm ván gỗ phù hợp làm vật liệu lát sàn. Các loại gỗ được khai thác thông dụng hiện nay có thể từ những loại cây như: sồi, bàng,…

Sàn gỗ tự nhiên sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như sau:

  • Không chứa hóa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe.
  • Có tuổi thọ khá cao, một vài loại gỗ quý hiếm có tuổi thọ lên tới hàng trăm năm.
  • Công trình khi tháo dỡ thì những tấm ván gỗ này có thể sử dụng lại ở công trình khác mà không ảnh hưởng đến chất lượng
  • Gỗ tự nhiên có màu sắc khá đẹp, đường vân gỗ đặc trưng, cuốn hút.
  • Lát sàn bằng gỗ tự nhiên giúp nâng cao giá trị cho công trình của bạn, mang đến vẻ đẹp sang trọng và quý phái.

Bên cạnh đó, sàn gỗ tự nhiên cũng tồn tại vài nhược điểm như sau:

  • Giá thành đắt đỏ: Gỗ tự nhiên có giá thành đắt gấp nhiều lần so với gỗ công nghiệp. Đồng thời, chi phí thi công cũng cao hơn những vật liệu khác.
  • Một số loại gỗ nếu không có chuyên môn về thi công sẽ dễ dẫn đến hiện tượng thấm nước, mối mọt làm cong vênh sàn nhà.

Những loại sàn gỗ tự nhiên phổ biến trên thị trường hiện nay:

Sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp được ra đời lần đầu tiên tại quốc gia Đức, dùng để thay thế cho sàn gỗ tự nhiên. Dù là vật liệu nhân tạo nhưng thành phần vẫn bao gồm gỗ thiên nhiên nên vẫn được ưa chuộng suốt hơn 1 thế kỷ.

Những điểm nổi bật của sàn gỗ công nghiệp phải nói đến như:

  • Tính thẩm mỹ cao, mang đến không gian sống khác biệt: Có nhiều loại màu gỗ mang đến cảm giác nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo được sự sang trọng. Hơn nữa, sàn gỗ công nghiệp mang đến cảm giác thoải mái, mát mẻ hơn so với những vật liệu khác.
  • Màu sắc sàn gỗ đa dạng: Là sản phẩm nhân tạo nên các sản phẩm này có thể pha trộn thành nhiều màu sắc khác nhau, phù hợp với xu hướng thẩm mỹ của từng khách hàng, từng thời kỳ,…
  • Chất lượng tốt, độ bền cao: Lát sàn gỗ giúp bền mặt nền nhà êm ái hơn, giảm các chấn thương khi té ngã, va chạm trong sinh hoạt. Đồng thời, việc sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến giúp nâng cao chất lượng vật liệu ở nhiều phương diện như: chống xước, chống mối mọt, chống bám bẩn, dễ lau chùi, …

Song song với đó, sàn gỗ công nghiệp vẫn có một vài nhược điểm, cụ thể như sau:

  • Không thích hợp cho những khu vực thường xuyên ẩm ướt, ngập nước: gỗ công nghiệp được sản xuất từ bột gỗ, dùng keo kết dính nên khi tiếp xúc với nước quá lâu sẽ bị phá hủy kết cấu, làm hỏng sàn. Vì vậy, sàn gỗ công nghiệp có thể không phù hợp với khí hậu ẩm ướt, nơi dễ xảy ra ngập úng.
  • Thị trường hỗn loạn, khó phân biệt: Sàn gỗ công nghiệp có rất nhiều đơn vị cung cấp, giá thành và chất lượng mỗi loại khác nhau. Điều này khiến người mua khó khăn khi lựa chọn, dễ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Các loại sàn gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay:

Sàn nhựa giả gỗ

Khắc phục nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp, sàn (ván) nhựa giả gỗ là một lựa chọn tiết kiệm hơn rất nhiều mà vẫn mang đến độ bền chắc chắn cho công trình theo thời gian. Thành phần chính của sàn này là nhựa PVC nguyên sinh kháng nước, kết hợp thêm bột gỗ để tăng cường độ cứng và dẻo dai cho vật liệu.

Những ưu điểm nổi bật của sàn nhựa giả gỗ phải kể đến như:

  • Giá thành rẻ chỉ bằng 2/3 sản phẩm gỗ công nghiệp, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của phân khúc phổ thông
  • Màu sắc vân gỗ vẫn đẹp và sang trọng, nhiều tone màu mới liên tục được cập nhật theo xu hướng.
  • Thành phần chính là nhựa PVC nguyên sinh chống được nước, không bị ẩm mốc dưới điều kiện ẩm ướt, ngập úng. Vật liệu cũng có khả năng chống mối mọt tấn công, hạn chế tình trạng hư hỏng, biến dạng.
  • Trọng lượng của vật liệu khá nhẹ, dễ dàng vận chuyển cũng như thi công.

Loại sàn nào cũng có ưu và nhược điểm, sàn nhựa giả gỗ cũng có một vài nhược điểm đáng kể:

  • Độ dày của sàn nhựa giả gỗ mỏng hơn khá nhiều so với sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp. Vì vậy mà mặt sàn sẽ không chịu tải được các vật quá nặng đè lên trực tiếp, dễ làm lún bề mặt, hư hỏng ván sàn.
  • Một số loại sàn nhựa sử dụng keo kết dính chuyên dụng, khi tiếp xúc với nước lâu có thể bị bong lớp ván sàn, bung ra khỏi nền gây hư hỏng và phải thay mới. Đồng thời, nếu vào mùa nắng nóng cao điểm, nhiệt độ trong nhà quá cao có thể làm tan chảy lớp keo.
  • Gây ra tiếng ồn khi đi lại, không thích hợp với những gia đình có trẻ nhỏ hoặc người già.

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại sàn nhựa giả gỗ phổ biến, đặc tính tương đương của từng loại như sau:

Sàn gỗ ngoài trời

Nhu cầu nâng cấp cảnh quan sân vườn ngày càng được ưa chuộng, nhiều khách hàng sẵn sàng dốc hầu bao để thiết kế ban công, sân thượng hay vườn nhà. Có rất nhiều những vật liệu ngoại thất thì sàn gỗ ngoài trời vẫn là sự lựa chọn được nhiều người yêu thích. Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, sàn gỗ ngoài trời đã được cải tiến vượt trội hơn để đáp ứng nhu cầu này.

Những ưu điểm vượt trội mà sàn gỗ ngoài trời mang lại:

  • Ván sàn gỗ dùng ngoài trời có đa dạng màu sắc, họa tiết rất đẹp, chân thật. Sử dụng vật liệu này giúp không gian ngoại thất trở nên sang trọng nhưng vẫn giữ được vẻ nhẹ nhàng và gần gũi với thiên nhiên.
  • Để đảm bảo vật liệu chịu được nhiều yếu tố khắc nghiệt của môi trường, sàn gỗ ngoài trời có độ bền rất cao, chịu được cả lượng mưa lớn hoặc nắng nóng kéo dài. Đồng thời, sàn gỗ ngoài trời cũng chống được sự tấn công của sâu bọ và mối mọt.
  • Bề mặt ván sàn gỗ cứng rắn, nâng cao khả năng chống trầy xước và va đập, chống bám rêu để không bị trơn trượt.
  • Thành phần cấu tạo nên sàn gỗ ngoài trời hoàn toàn tự nhiên, không độc hại, an toàn cho sức khỏe con người. Đồng thời, vật liệu cũng không có tác hại đến môi trường sống.

Nhưng cũng cần nhìn nhận rõ ràng về những nhược điểm còn tồn tại của sàn gỗ ngoài trời như sau:

  • Giá cả sàn gỗ ngoài trời tương đối cao: Việc phải kết hợp nhiều tính năng trong ván sàn để nâng cấp chất lượng cho khách hàng nên sàn gỗ ngoài trời luôn có giá thành cao hơn ván sàn ngoại thất cùng loại.
  • Phát sinh chi phí bảo dưỡng định kỳ: Khi sử dụng sàn gỗ ngoài trời, cần thực hiện bảo dưỡng ít nhất mỗi năm 1 lần để tăng tuổi thọ cho sàn gỗ.
  • Dễ gặp phải hàng giả, kém chất lượng: Thị trường cung cấp sàn gỗ ngoài trời rất đa dạng, rất nhiều loại hàng giả, hàng nhái giá rẻ tràn lan. Vì vậy, khách hàng cần phải lựa chọn kỹ càng, tốt nhất vẫn nên sử dụng nguồn cung từ đơn vị có thương hiệu lớn và uy tín, có giấy tờ chứng nhận rõ ràng.

Một số loại sàn gỗ ngoài trời phổ biến hiện nay:

Tại sao cần vệ sinh sàn gỗ đúng cách?

Việc vệ sinh sàn gỗ không đúng cách có thể làm hỏng bề mặt sàn, gây mối một và làm giảm độ bền của vật liệu. Ngoài ra, sàn gỗ dễ bị ẩm mốc nếu tiếp xúc với nước quá nhiều hoặc bị trày xước do dụng cụ có độ cứng cao.

Vệ sinh sàn gỗ đúng cách giúp bảo toàn bề mặt sàn, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và duy trì vẻ đẹp tự nhiên của gỗ.

Các bước vệ sinh sàn gỗ

Bước 1: Loại bỏ bụi bẩn

  • Sử dụng chổi quét hoặc máy hút bụi: Trước tiên, bạn nên dụng chổi quét mềm hoặc máy hút bụi để loại bỏ các hạt bụi, mảnh vụn.
  • Lưu ý: Tránh dụng chổi quét có lông cứng, có thể làm trày bề mặt sàn.

Bước 2: Làm sạch bằng khăn âm

  • Chuẩn bị một chiếc khăn mềm hoặc mặt lau sàn chuyên dụng.
  • Nhúng khăn vào nước ấm, sau đó vắt khô bớt. Lau nhẹ nhàng bố các vết bẩn bên trên bề mặt sàn.
  • Lưu ý: Không để nước đọng lại trên sàn, vì điều này có thể gây hỏng gỗ.

Bước 3: Sử dụng dung dịch làm sạch chuyên dụng

  • Chọn dung dịch làm sạch phù hợp với từng loại sàn gỗ (gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp,...).
  • Pha loãng dung dịch theo hướng dẫn.
  • Lau sàn bằng khăn mềm đã nhúng qua dung dịch.
  • Lau lại bằng khăn ướt để loại bỏ hóa chất còn dư.

Bước 4: Sấy khô sàn

  • Sử dụng quạt hoặc khăn khô để làm khô bề mặt sàn nhanh chóng.
  • Tránh để sàn ẩm ướt quá lâu, nhất là trong những khu vực độ ẩm cao.

Những điều nên và không nên khi vệ sinh sàn gỗ

Nên:

  • Sử dụng dụng cụ và dung dịch chuyên dụng cho sàn gỗ.
  • Lau sàn bằng khăn mềm, không dùng vật liệu có độ cứng cao.
  • Kiểm tra bằng cách làm sạch một khu vực nhỏ trước khi thực hiện toàn bộ sàn.

Không nên:

  • Dùng nước quá nhiều hoặc để động nước trên sàn.
  • Sử dụng hóa chất mạnh như axit, kiềm trên bề mặt gỗ.
  • Quét sàn bằng chổi có lông cứng hoặc kim loại.

Các lợi ích khi vệ sinh sàn gỗ thường xuyên

  • Giữ đẻ đẹp lâu dài: Bảo vệ bốc bên ngoài của sàn gỗ, duy trì vẻ đẹp như mới.
  • Tăng tuổi thọ: Giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc do ẩm mốc hoặc mài mòn.
  • Bảo vệ sức khỏe của gia đình: Loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc gây hại.

Vệ sinh sàn gỗ đúng cách không chỉ giúp duy trì vẻ đẹp mà còn tăng độ bền của sàn. Hãy làm theo những hướng dẫn trên để bảo vệ ngôi nhà của bạn luôn sạch sẽ và thoáng mát.

Đăng nhận xét

Oops!
It seems there is something wrong with your internet connection. Please connect to the internet and start browsing again.
AdBlock Detected!
We have detected that you are using adblocking plugin in your browser.
The revenue we earn by the advertisements is used to manage this website, we request you to whitelist our website in your adblocking plugin.
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.